Chương 4: Công nghệ mạng
4.1.1 Kiến trúc mạng
Để người gửi và người nhận có thể giao tiếp được với nhau thì cần phải đặt ra những nguyên tắc và quy định chung. Những quy định này bao gồm các quy ước truyền thông và điều khiển việc truyền dẫn gọi là các giao thức.
Kiến trúc mạng là hình thức tổ chức có hệ thống của các cấu trúc logic và các giao thức truyền thông được xem như chuẩn trong một hệ thống mạng.
Chú ý: Câu hỏi về OSI luôn có, thường hỏi về chức năng của các tầng.
Mô hình tham chiếu cơ bản OSI
Bao gồm 7 tầng
Tầng 7 | Tầng ứng dụng | Quyết định định dạng kiểu dữ liệu và nội dung giữa những người sử dụng. |
Tầng 6 | Tầng trình diễn | Quyết định các bộ đặc tính, định dạng dữ liệu và định dạng biểu thức dữ liệu cho việc mã hóa và giải nén. |
Tầng 5 | Tầng phiên | Quyết định các phương thức điều khiển như việc kết nối hay ngắt các đường truyền giữa những người sử dụng, bao gồm việc bắt đầu và kết thúc liên lạc. |
Tầng 4 | Tầng giao vận | Qui định việc phát hiện lỗi và sửa lỗi trên đường truyền. Tạo được một hàm truyền thông có độ tin cậy cao và kinh tế. |
Tầng 3 | Tầng mạng | Lựa chọn các nút trung gian và các tuyến trên mạng kết nối để cung cấp dịch vụ mạng giữa các thiết bị đầu cuối |
Tầng 2 | Tầng liên kết dữ liệu | Qui định việc phát hiện lỗi truyền, cách đồng bộ hóa và điều khiển việc gửi lại dữ liệu để dữ liệu có thể truyền một cách chính xác. |
Tầng 1 | Tầng vật lý | Qui định các hình dạng/kiểu của các đầu cắm cuối sao cho các thiết bị đầu cuối có thể kết nối được với đường dây truyên thông, cũng như các điều kiện về điện và các đặc tính vật lý để truyền các bit. |
Mô hình TCP/IP
Telnet, FTP
SMTP
POP
|
Tầng ứng dụng
|
TCP
|
Tầng giao vận
|
IP
|
Tầng mạng
|
LAN
Enthernet,...
|
Tầng giao tiếp mạng
|
Địa chỉ IP
Một địa chỉ IP có 32 bit địa chỉ mạng được sử dụng trên Internet.
Địa chỉ IP chia làm 2 phần, phần nửa bên trái để biểu diễn mạng, phần nửa bên phải để biểu diễn địa chỉ host.
Lớp A có bit đầu bằng 0. Lớp B là 10. Lớp C 110. Lớp D là 1110.
4.1.2 Điều khiển truyền dẫn
Điều khiển truyền dẫn đề cập đến việc điều khiển việc truyềndữ liệu giữa các thiết bị kết nối qua một đường truyền.
Cụ thể: Điều khiển, đồng bộ hóa, kiểm soát lỗi và kiểm soát liên kết dữ liệu.
Các bước thực hiện:
Kết nối đường truyền --> Thiết lập kênh truyền -->Truyền tin --> Hủy bỏ kênh truyền --> Ngắt đường truyền.
Các đặc trưng bao gồm các thủ tục cơ bản (BSC) và các thủ tục HDLC.
Thủ tục cơ bản
Là thủ tục điều khiển sử dụng 10 kí tự điều khiển truyền dẫn. Về cơ bản nó truyền những kí tự và thông tin được gọi là thông điệp.
Thông điệp bao gồm các chuỗi bit đặc biệt là kí tự điều khiển dẫn trước, giữa hoặc ở sau.
SYN _ là kí tự điều khiển dài 8 bit để đồng bộ hóa với đích truyên dữ liệu (SYN Synchronous idle )
STX _ Start of Text (mở đầu text)
ETX_ End of Text( Kết thúc text)
Các phương phương pháp điều khiển truyền dẫn:
Tranh chấp:
2 máy tính kết nối điểm-tới-điểm. 1 máy muốn truyền dử liệu, máy đó gửi yêu cầu được truyền. Khi nhận được phản hồi tích cực từ bên kia thì máy đó được trao quyền truyền dữ liệu và dữ liệu bắt đầu truyền.
Thăm dò:
Dùng cho hệ thống đa điểm cuối. Client-server
Server - thăm dò xem các client theo thứ tự có yêu cầu truyền dữ liệu không. Nếu có thì server trao quyền truyền dữ liệu và dữ liệu gửi tới server.
Server- hỏi các máy đầu cuối xem có sẵn sàng nhận dữ liệu hay không nếu có thì dữ liệu được gửi.
Giao thức HDLC
HDLC(High-Level Data Link Control: Điều khiển liên kết dữ liệu mức cao: là truyền dữ liệu ở mức tin cậy và hiệu quả cao).
F 01111110 |
A 8 bit |
C 8 bit |
I
Bất kỳ |
FCS 16 bit |
F 01111110 |
F | Chuỗi cờ: một chuỗi bit báo hiệu bắt đầu và kết thúc của một khung |
A | Trường địa chỉ: Địa chỉ của đích |
C | Trường điều khiển: Chứa nhiều thông tin điều khiển |
I | Trường thông tin: dữ liệu cần truyền |
FSC | Chuỗi kiểm tra khung: kiểm tra bit bằng phương pháp CRC sử dụng nội dung từ A đến I |
HDLC có những đặc
tính sau:
-
Định hướng bit (Có thể truyền một phần bit tùy ý)
-
Truyền liên tục (Có thể truyền mà không cần nhận phản hồi trong giới hạn số lượng các khung nhất định).
-
Kiểm tra lỗi chính xác (Sử dụng CRC)
-
Truyền thông song công có thể thực hiện ngay cả trong hệ thống đa điểm cuối.
4.2 Công nghệ truyền
4.2.1 Kiểm soát lỗi
Kiểm soát lỗi có vai trò cải thiện chất lượng của quá trình truyền dữ liệu thông qua việc phát hiện các lỗi trong quá trình truyền dữ liệu và trong một số trường hợp có thể sửa lỗi.
Có 2 phương pháp:
Phương pháp kiểm tra chẵn lẻ:
Là phương thức phát hiện lỗi bằng cách kiểm tra tổng số bit 1 là chẵn hay lẻ bằng cách thêm 1 dãy bit dọc và ngang. Các giá trị trong dãy dọc thể hiện tổng các bit 1 trong hàng đó là chẵn hay lẻ.
Tương tự cột ngang thể hiện tổng các bit 1 trong cột đó là chẵn hay lẻ.
Từ đó phát hiện ra lỗi nếu không khớp giá trị bit chẵn lẻ.
Phương pháp CRC:
Kiểm soát lỗi có vai trò cải thiện chất lượng của quá trình truyền dữ liệu thông qua việc phát hiện các lỗi trong quá trình truyền dữ liệu và trong một số trường hợp có thể sửa lỗi.
Có 2 phương pháp:
Phương pháp kiểm tra chẵn lẻ:
Là phương thức phát hiện lỗi bằng cách kiểm tra tổng số bit 1 là chẵn hay lẻ bằng cách thêm 1 dãy bit dọc và ngang. Các giá trị trong dãy dọc thể hiện tổng các bit 1 trong hàng đó là chẵn hay lẻ.
Tương tự cột ngang thể hiện tổng các bit 1 trong cột đó là chẵn hay lẻ.
Từ đó phát hiện ra lỗi nếu không khớp giá trị bit chẵn lẻ.
Phương pháp CRC:
Nhận xét
Đăng nhận xét