Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

[Chuẩn kỹ năng CNTT] Chương 5: Công nghệ cơ sở dữ liệu

Chương 5: Công nghệ cơ sở dữ liệu

5.1 Các mô hình dữ liệu
5.1.1 Lược đồ 3 lớp
5.1.2 Các mô hình dữ liệu logic
5.1.3 Mô hình E-R và biểu đồ E-R
5.1.4 Chuẩn hóa và các ràng buộc
5.1.5 Thao tác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quan hệ

Câu hỏi nhanh
Lược đồ trong, lược đồ khái niệm, lược đồ ngoài:
Lược đồ ngoài: Định nghĩa cái nhìn cơ sở dữ liệu từ chương trình hoặc người dùng. Nó sử dụng mọt phần của lược đồ khái niệm. Trong các cơ sở dữ liệu quan hệ, đây được gọi là một khung nhìn, trong các cơ sở dữ liệu mạng đây gọi là 1 lược đồ con. Nó tồn tại cho mỗi người dùng và chương trình

Lược đồ khái niệm: Là dữ  liệu được chứa trong cơ sở dữ liệu, định nghĩa dựa theo mô hình dữ liệu, một định nghĩa của dữ liệu thực nói chung. Nó được gọi là bảng trong cơ sở dữ liệu quan hệ và lược đồ trong cơ sở dữ liệu mạng.

Lược đồ trong:Đây là định nghĩa việc thu được một lược đồ khái niệm cho sự lưu trữ ngoài. Nó bao gồm các thông tin như là tối thiểu các phương pháp tổ chức và độ dài bộ đệm.

Các mô hình dữ liệu:

Mô hình dữ liệu phân cấp: Mối liên hệ giữa cha và con 1:n
Mô hình mạng: Môi liên hệ giữa cha và con m:n
Mô hình quan hệ: Có dạng bảng.



Các phép toán quan hệ:
Phép chiếu: Lấy ra các cột nào đó
Phép chọn: Chọn ra các hàng thỏa mãn điều kiện nào đó
Kết nối: Liên kết nhiều bảng có các cột tương đương.






5.2 Các ngôn ngữ cơ sở dữ liệu
5.2.1 DDL và DML


Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

[Chuẩn kỹ năng CNTT]Chương 4: Công nghệ mạng

Chương 4: Công nghệ mạng

4.1.1 Kiến trúc mạng
Để  người gửi và người nhận có thể giao tiếp được với nhau thì cần phải đặt ra những nguyên tắc và quy định chung. Những quy định này bao gồm các quy ước truyền thông và điều khiển việc truyền dẫn gọi là các giao thức.

Kiến trúc mạng là hình thức tổ chức có hệ thống của các cấu trúc logic và các giao thức truyền thông được xem như chuẩn trong một hệ thống mạng.
Chú ý: Câu hỏi về OSI luôn có, thường hỏi về chức năng của các tầng.
Mô hình tham chiếu cơ bản OSI
Bao gồm 7 tầng

Tầng 7 Tầng ứng dụng Quyết định định dạng kiểu dữ liệu và nội dung giữa những người sử dụng.
Tầng 6 Tầng trình diễn Quyết định các bộ đặc tính, định dạng dữ liệu và định dạng biểu thức dữ liệu cho việc mã hóa và giải nén.
Tầng 5 Tầng phiên Quyết định các phương thức điều khiển như việc kết nối hay ngắt các đường truyền giữa những người sử dụng, bao gồm việc bắt đầu và kết thúc liên lạc.
Tầng 4 Tầng giao vận Qui định việc phát hiện lỗi và sửa lỗi trên đường truyền. Tạo được một hàm truyền thông có độ tin cậy cao và kinh tế.
Tầng 3 Tầng mạng Lựa chọn các nút trung gian và các tuyến trên mạng kết nối để cung cấp dịch vụ mạng giữa các thiết bị đầu cuối
Tầng 2 Tầng liên kết dữ liệu Qui định việc phát hiện lỗi truyền, cách đồng bộ hóa và điều khiển việc gửi lại dữ liệu để dữ liệu có thể truyền một cách chính xác.
Tầng 1 Tầng vật lý Qui định các hình dạng/kiểu của các đầu cắm cuối sao cho các thiết bị đầu cuối có thể kết nối được với đường dây truyên thông, cũng như các điều kiện về điện và các đặc tính vật lý để truyền các bit.


Mô hình TCP/IP

Telnet, FTP
SMTP
POP
Tầng ứng dụng
TCP
Tầng giao vận
IP
Tầng mạng
LAN
Enthernet,...
Tầng giao tiếp mạng



Địa chỉ IP

Một địa chỉ IP có 32 bit địa chỉ mạng được sử dụng trên Internet.
Địa chỉ IP chia làm 2 phần,  phần nửa bên trái để biểu diễn mạng, phần nửa bên phải để biểu diễn địa chỉ host. 
Lớp  A có bit đầu bằng 0. Lớp B là 10. Lớp C 110. Lớp D là 1110.


4.1.2 Điều khiển truyền dẫn

Điều khiển truyền dẫn đề cập đến việc điều khiển việc truyềndữ liệu giữa các thiết bị kết nối qua một đường truyền.  

Cụ thể: Điều khiển, đồng bộ hóa, kiểm soát lỗi và kiểm soát liên kết dữ liệu.
Các bước thực hiện:
Kết nối đường truyền --> Thiết lập kênh truyền -->Truyền tin --> Hủy bỏ kênh truyền --> Ngắt đường truyền.


Các đặc trưng bao gồm các thủ tục cơ bản (BSC) và các thủ tục HDLC.


Thủ tục cơ bản
Là thủ tục điều khiển sử dụng 10 kí tự điều khiển truyền dẫn. Về cơ bản nó truyền những kí tự và thông tin được gọi là thông điệp.

Thông điệp bao gồm các chuỗi bit đặc biệt là kí tự điều khiển dẫn trước, giữa hoặc ở sau. 

SYN _  là kí tự điều khiển dài 8 bit để đồng bộ hóa với đích truyên dữ liệu (SYN Synchronous idle ) 
STX _ Start of Text (mở đầu text)
ETX_ End of Text( Kết thúc text)

Các phương phương pháp  điều khiển truyền dẫn:

Tranh chấp:
2 máy tính kết nối điểm-tới-điểm. 1 máy muốn truyền dử liệu, máy đó gửi yêu cầu được truyền. Khi nhận được phản hồi tích cực từ bên kia thì máy đó được trao quyền truyền dữ liệu và dữ liệu bắt đầu truyền.
Thăm dò:
Dùng cho hệ thống đa điểm cuối. Client-server
Server - thăm dò xem các client theo thứ tự có yêu cầu truyền dữ liệu không. Nếu có thì server trao quyền truyền dữ liệu và dữ liệu gửi tới server.
Server- hỏi các máy đầu cuối xem có sẵn sàng nhận dữ liệu hay không nếu có thì dữ liệu được gửi.



Giao thức HDLC

HDLC(High-Level Data Link Control: Điều khiển liên kết dữ liệu mức cao: là truyền dữ liệu ở mức tin cậy và hiệu quả cao).


F
01111110
A
8 bit
C
8 bit
I
Bất kỳ
FCS
16 bit
F
01111110



F Chuỗi cờ: một chuỗi bit báo hiệu bắt đầu và kết thúc của một khung
A Trường địa chỉ: Địa chỉ của đích
C Trường điều khiển: Chứa nhiều thông tin điều khiển
I Trường thông tin: dữ liệu cần truyền
FSC Chuỗi kiểm tra khung: kiểm tra bit bằng phương pháp CRC sử dụng nội dung từ A đến I

HDLC có những đặc tính sau:
  • Định hướng bit (Có thể truyền một phần bit tùy ý)
  • Truyền liên tục (Có thể truyền mà không cần nhận phản hồi trong giới hạn số lượng các khung nhất định).
  • Kiểm tra lỗi chính xác (Sử dụng CRC)
  • Truyền thông song công có thể thực hiện ngay cả trong hệ thống đa điểm cuối.



4.2 Công nghệ truyền


4.2.1 Kiểm soát lỗi

 Kiểm soát lỗi có vai trò cải thiện chất lượng của quá trình truyền dữ liệu thông qua việc phát hiện các lỗi trong quá trình truyền dữ liệu và trong một số trường hợp có thể sửa lỗi.

Có 2 phương pháp:
Phương pháp kiểm tra chẵn lẻ:
 Là phương thức phát hiện lỗi bằng cách kiểm tra tổng số bit  1 là chẵn hay lẻ bằng cách thêm 1 dãy bit dọc và ngang. Các giá trị trong dãy dọc thể hiện tổng các bit 1 trong hàng đó là chẵn hay lẻ.
Tương tự cột ngang thể hiện tổng các bit 1 trong cột đó là chẵn hay lẻ.
Từ đó phát hiện ra lỗi nếu không khớp giá trị bit chẵn lẻ.
Phương pháp CRC:  























[Chuẩn kỹ năng CNTT] Chương 3: Phát triển hệ thống


Chương 3: Phát triển hệ thống

3.1 Các phương pháp phát triển hệ thống
3.1.1 Các ngôn ngữ lập trình
- Phân loại:
  • Thủ tục(Procedural): Các thủ tục được biểu diễn bởi các thuật toán cụ thể và được thực thi bởi máy tính . C , COBOL, Fortran, Pascal.
  • Chức năng (Funtional): các bước tiến trình được biểu diễn bằng cách kết hợp của các chức năng cơ bản. Lisp
  • Logic (Logic): Các mối quan hệ được định nghĩa bởi các hàm logic cơ bản: Prolog
  • Hướng đối tượng (Object-Oriented): Thao tác được kiểm soát bởi các đối tượng. (Java, C++,Smalltalk,..)
3.1.2 Cấu trúc chương trình và chương trình con
Chú ý: Có nhiều câu hỏi liên quan đến đệ qui và đồng sử dụng.
- Cấu trúc chương trình bao gồm các loại: đồng sử dụng, tái sử dụng và đệ qui.
- Các chương trình con có thể mở hoặc đóng.
Đệ qui: Cấu trúc gọi lại chính nó
Tái sử dụng: Sử dụng lặp đi lặp lại mà không cần nạp lại
Đồng sử dụng: Nhiều tác vụ có thể sử dụng chương trình ở cùng một thời điểm.


Chương trình con mở: là chương trình con được nhúng vào bất kì nơi nào chương trình cần với số lần tùy thích.
Chương trình con đóng: Được tạo ra độc lập với chương trình cần tới nó. Một chương trình cần chương trình con này, nó thực hiện một lời gọi chương trình con để chuyển điều khiển tới chương trình con.

3.1.3 Các bộ xử lí ngôn ngữ

Các bộ xử lí ngôn ngữ
  • Assembler: Trình dịch hợp ngữ, dịch chương trình hợp ngữ thành ngôn ngữ máy
  • Compiler: Trình biên dịch dịch ngôn ngữ biên dịch (ngôn ngữ tạo ra các chương trình đích từ các chương trình nguồn) thành ngôn ngữ máy.
  • Generator: Trình sinh mã, tạo các chương trình bằng cách cho các tham số.
  • Interpreter: Trình thông dịch: thực thi khi dịch các câu lệnh.
Các thủ tục của trình biên dịch:
  • Phân tích từ vựng
  • Phân tích cú pháp
  • Phân tích ngữ nghĩa
  • Sinh mã
  • Tối ưu hóa
Tạo mo-đun nạp: Các mô đun nạp là các chương trình có thể thực thi. các chương trình đích (Được dihcj bởi một bộ xử lí ngôn ngữ) không thể thực thi được. Qua một chương trình biên tập liên kết, những gì cần cho việc thực thi sẽ được bổ sung vào chương trình đích.
3.1.4 Các môi trường phát triển và các gói
Công cụ CASE (Computer Aided Software Engineering): Phần mềm hỗ trợ thiết kế trên máy tính là một nhóm các phần mềm hỗ trợ việc phát triển hệ thống và tự động hóa các công việc bảo trì.
Chú ý: Các câu hỏi về công cụ hỗ trợ kiểm thử có trong các kì thi. Nhớ chính xác kết xuất snaphot và lần vết.
Các công cụ hỗ trợ kiểm thử
  • Kết xuất bộ nhớ: Đưa ra nội dung của bộ nhớ ngay sau khi chương trình bị ngắt thất thường.
  • Kết xuất snaphot: Đưa ra nội dung của bộ nhớ trong khi chương trình đang thực thi.
  • Lần vết: Đưa ra các lệnh đã thực thi và nội dung của các thanh ghi ở từng thời điểm.
  • Tạo dữ liệu kiểm thử: Tự động tạo nhiều loại dữ liệu để kiểm thử.
  • Công cụ khác: Các công cụ điều khiển, công cụ chuyển đổi phương tiện, giám định.
Các gói phần mềm:
là phần mềm thông dụng mà nhừng người dùng sử dụng một cách phổ biến.
ERP (Enterprise Resource Planning - Lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp): là khái niệm về việc lập kế hoạch cho sự tối ưu hóa trong quản lí tài nguyên nhờ việc hiểu thông tin kinh doanh của toàn công ty. ERP là gói phần mềm tích hợp tất cả các tác vụ chung trong 1 CSDL.
Ngoài ra còn có CRM (Customer Relationship Management - Quản lí quan hệ khách hàng). SFA( Sales Force Automation- Tự động hóa lực lượng bán hàng)
CTI (Computer Telephony Integration_ tích hợp điện thoại máy tính).

3.1.5 Các phương pháp phát triển
Mô hình qui trình là mô hình trừu tượng hóa tiến trình phát triển hệ thống.
Các loại qui trình:
  • Mô hình thác đổ(Hình ảnh).
  • Mô hình bản mẫu (Hình ảnh).
  • Mô hình xoắn ốc (Hình ảnh).
3.1.6 Biểu đồ luồng dữ liệu
Chú ý: Các câu hỏi liên quan đến DFD thường xuất hiện trong các đề. thi Câu hỏi về ý nghĩa của các biểu tương.

DFD (Data Flow Diagram - Biểu đồ luồng dữ liệu
Thực thể ngoài


Tiến trình


Luồng dữ liệu


Kho dữ liệu

Biểu đồ ER (Entity - Relationship Diagram) là biểu đồ mô tả mối quan hệ giữa các thực thể.

Hướng đối tượng: là mô hình hóa dữ liệu và các tiến trình cùng nhau. Các thuộc tính được chia sẻ dữ liệu sẽ được trích xuất.

3.1.7 Quản lý chất lượng phần mềm
Chú ý: Ý nghĩa của thuật ngữ duyệt lại và sự khác giữa duyệt qua và giám định thường được hỏi trong bài thi.

Quản lí chất lượng phần mềm là đề cập đến quá trình đánh gái và quản lí chất lượng phần mềm nhằm thỏa mãn các yêu cầu của người dùng. Các phương pháp cho việc quản lí này bao gồm duyệt lại, dự báo độ tin cậy…

Các phương pháp duyệt lại:
Duyệt lại là việc họp thảo luận tiến hành ở cuối mỗi tiến trình để tránh mang những vấn đề đang tồn tại vào tiến trình tiếp theo trong quá trình phát triển hệ thống.

Sự khác biệt giữa duyệt qua và giám định:
  • Duyệt lại thiết kế: Áp dụng cho mỗi tiến trình thiết kế (thiết kế ngoài, thiết kế trong, thiết kế chương trình) của phát triển hệ thống. Được dùng cho việc đánh giá các văn bản thiết kế và xác nhận các giao diện,…
  • Duyệt qua: Dùng cho tất cả các tiến trình của phát triển hệ thống. Trong các pha đầu tiên, không chỉ đội phát triển mà cả người dùng cũng tham gia vào đó.
  • Giám định: Dùng cho tất cả các tiến trình của phát triển hệ thống. Nó được thực hiện một cách có hệ thống dưới sự hướng dẫn của người điều tiết.
Chú ý: Thường có những câu hỏi chọn đường cong tăng trưởng đúng.
Đường cong tăng trưởng:
Giai đoạn đầu tăng từ từ, Đến một thời điểm tăng đột biến ở một thời điểm cụ thể. Cuối cùng nó đạt đến trạng thái bão hòa.


3.2 Các nhiệm vụ của qui trình phát triển hệ thống
Phân tích mô hình thác đổ
3.2.1 Thiết kế ngoài
Thiết kế ngoài bao gồm thiết kế màn hình, thiết kế biểu mẫu, thiết kế mã.
Thủ tục của thiết kế ngoài: là các hoạt động thu thập và phân tích các yêu của hệ thống được đưa ra bởi người dùng và thiết lập các chức năng hệ thống dựa trên những kết quả trước đó.

Thiết kế màn hình cần phù hợp với người dùng nên cần quan tâm tới việc đơn giản hóa đầu vào và có một màn hình dễ thao tác cụ thể:
  • Quan tâm đến nguồn dữ liệu, lượng dữ liệu, số phần tử và các con số, thuộc tính,…
  • Đặt các phần tử đầu vào sao cho chúng được đặt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
  • Cố gắng chuẩn hóa bố cục và thao tác màn hình.
  • Giữ được tính nhất quan trong việc biểu diễn thông điệp.
  • Quan tâm đến khả năng bỏ dở thao tác giữa chừng hoặc khởi động lại từ màn hình trước.
Thiết kế mã:
3.2.2 Thiết kế trong

3.2.3 Các phương pháp thiết kế phần mềm

3.2.4  Tiêu chuẩn phân rã mo-dun

3.2.5 Lập trình

3.2.6 Các kiểu và thủ tục kiểm thử

3.2.7 Các kỹ thuật kiểm thử

Chú ý: Các câu hỏi trong phần này luôn có về việc chuẩn bị dữ liệu kiểm thử cho tiêu chí phân chia tương đương và phân tích giá trị biên. 

Kiểm thử hộp đen:
Kiểm thử hộp đen là phương pháp mà nhờ đó các trường hợp kiểm thử được thiết kế dựa trên các đặc tả bên ngoài của chương trình. Không quan tâm đến logic của chương trình, dữ liệu kiểm thử được chuẩn bị chỉ dựa trên các đặc tả bên ngoài.

Có 2 tiêu chí kiểm thử :
  • Phân chia tương đương: Khoảng của các giá trị đầu vào được phân chia thành nhiều lớp, một giá trị kiểm thửu sẽ được chọn ra từ mỗi lớp coi như 1 giá trị đại diện
  • Phân chia giá trị biên: Khoảng của các giá trị đầu vào được phân chia thành nhiều lớp, và các giá trị biên của mỗi lớp được chọn ra và trở thành giá trị kiểm thử.
  • Ví du: 
Kiểm thử hộp trắng:
Kiểm thử hộp trắng là phương pháp mà nhờ đó các trường hợp kiểm thử được thiết kế dựa trên các đặc tả bên trong của chương trình. 
Có 5 tiêu chí kiểm thử hộp trắng như sau:
  • Bao phủ lệnh: Các trường hợp kiểm thử được thiết kế sao cho mỗi câu lệnh được thực hiện ít nhất một lần.
  • Bao phủ điều kiện quyết định(Bao phủ nhánh): Các trưao trường hợp iểm thử được thiết kế sao cho các trường hợp đúng sai và trong quyết định đều được thực hiện ít nhất một lần.
  • Bao phủ điều kiện (Bao phủ điều kiện nhánh): Các trường hợp kiểm thử được thiết kế sao cho khi có điều kiện, mọi tổ hợp cho các trường hợp đúng sai được thỏa mãn.
  • Bao phủ quyết định/điều kiện: Là kết hợp của bao phủ nhánh và bao phủ điều kiện
  • Bao phủ đa điều kiện: Các trường hợp kiểm thử được thiết kế sao cho mọi tổ hợp của các trường hợp đúng sai trong mọi điều kiện được kiểm thử.
  • Ví du:  http://www.cse.hcmut.edu.vn/~hiep/KiemthuPhanmem/LyThuyetViet/Chuong03.pdf (Các ví dụ về phủ cấp 1 - phủ cấp 4).

Câu hỏi nhanh

Các chức năng  các kiểu công việc được thực hiện trong thiết kế ngoài:
  • Kiểm chứng và phân tích yêu cầu
  • Xác định và phát triển các hệ thống con
  • Thiết kế màn hình, thiết kế bản mẫu
  • Thiết kế mã
  • Thiết kế dữ liệu logic
  • Chuẩn bị các đặc tả thiết kế ngoài
Các chức năng và các kiểu công việc được thực hiện thiết kế trong:
  • Phân rã , cấu trúc hóa chức năng
  • Thiết kế tệp
  • Thiết kế chi tiết vào/ra
  • Chuẩn bị đặc tả thiết kế trong

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

[Chuẩn kỹ năng CNTT] Chương 2: Các hệ thống máy tính


2.1 Phần cứng
2.1.1 Các phần tử thông tin ( Bộ nhớ)
Bộ nhớ bán dẫn là bộ nhớ đượcc làm từ các mạch tích hợp (ICs) sử dụng chất liệu bán dẫn. Bộ nhớ bán dẫn bao gồm ROM và bộ nhớ RAM.

ROM: Read only memory, ROM là bộ nhớ bán dẫn mà dữ liệu không bị xóa khi mất điện.
Các loại ROM:
  • ROM được che mặt nạ: Dữ liệu được ghi lại tại thời điểm sản xuất không thể ghi dữ liệu sau đó.
  • PROM (Progam ROM) : Dữ liệu được ghi trong lần sử dụng đầu tiên. Không thể ghi lại được trong các lần sau.
  • EPROM (PROM có thể xóa): Dữ liệu được ghi bằng điện, và có thể xóa bằng tia tử ngoại.
  • EEPROM (EPROM điện): Toàn bộ dữ liệu có thể xóa và ghi lại được. Dữ liệu xóa bằng điện.
  • Flash memory: Bộ nhớ cực nhanh, được ghi lại thực hiện một cách tập trung hoặc theo khối. Dữ liệu được xóa bằng điện.
RAM (Random Access Memory): Là bộ nhớ bán dẫn mà dữ liệu bị mất khi mất điện.
Các loại RAM:
  • SRAM và DRAM
  • So sánh:
Các mục so sánh SRAM DRAM
Mức độ tích hợp Thấp Cao
Tốc độ truy cập Nhanh Chậm
Giá thành Đắt Không đắt
Cách dùng Bộ nhớ đệm, các thiết bị hoạt động bằng PIN Bộ nhớ chính
Hoạt động Không cần làm tươi Cần làm tươi
Cấu trúc Flip-flop, cấu trúc phức tạp Tụ điện và các tranzito
Cấu trúc đơn gian

2.1.2 Kiến trúc bộ xử lý 

Cấu hình cơ bản của một máy tính bao gồm:
  • Khôi điều khiển: Là khối điều khiển toàn bộ máy tính. Nó đọc lệnh từ bộ nhớ chính và gửi đến các khối cần thiết để thực hiện lệnh.
  • Khối tính toán: Là khối thực hiện các phép toán số học, các phép toán logic, và các khép toán khác. Nos bao gồm bộ cộng,các thanh ghi, các bộ đảo.
  • Bộ nhớ: Thuật ngữ dùng chung cho khối lưu trữ dữ liệu, chương trình,… Được phân thành bộ nhớ chính và bộ nhớ ngoài.
  • Khối vào: Thuật ngữ chung của các khối mà nhập chương trình và dữ liệu vào máy tính.
  • Khối ra: Khối đưa ra kết quả xử lý của máy tính.
Sự tính toán va các phương pháp đánh địa chỉ:
Một chương trình được lưu trong bộ nhớ chính và được thực hiện theo từng lệnh bởi khối điều khiển. Sự tính toán địa chỉ để xác định vị trí của dữ liệu cần được xử lý.
Sự tính toán địa chỉ là chức năng lấy về địa chỉ thực dựa trên trường địa chỉ cho trong lệnh. Phương pháp tính toán địa chỉ được gọi là phương pháp định địa chỉ. Địa chỉ truy cập thực sự, kết quả của phép tính địa chỉ được gọi là địa chỉ hiệu dụng.

Các phương pháp định địa chỉ:
  • Định địa chỉ trực tiếp
  • Định địa chỉ gián tiếp
  • Định địa chỉ chỉ số
  • Định địa chỉ cơ sở
  • Định địa chỉ tức thì.


RISC và CISC
là các công nghệ tăng tốc độ xử lý máy tính.
RISC dùng cho máy tính được cấu hình cho tốc độ cao với tập lệnh đơn giản và phần cứng được đơn giản hóa bằng RISC.
Ngược lại cấu trúc lệnh phức tạp được cấu hình trong một mạch gọi là CISC


Điều khiển đường ống lệnh: là kỹ thuật dùng để giảm thời gian thực hiện lệnh của CPU. Việc này được thực hiện như sau: các bước thực hiện của một lệnh được chi làm 5 hoặc 6 bước nhỏ và nếu mỗi bước được hoàn thành trong một khoảng thời gian xác định và các các bước lệnh là độc lập với các bước khác thì chúng ta có thể cải thiện tốc độ xử lý bằng cách làm trễ việc thực hiện mỗi lệnh một bước so với lệnh trước đó.

2.1.3 Kiến trúc bộ nhớ

Thanh ghi
Bộ nhớ cache
Bộ nhớ chính
Bộ nhớ đệm cho đĩa
Bộ nhớ ngoài (đĩa cứng,…)
Bộ nhớ dung lượng lớn (đĩa quang,…)

Bộ nhớ Cache: là bộ nhớ nằm giữa thanh ghi và bộ nhớ chính. Do tốc độ của BNC thấp hơn thanh ghi nên để tăng hiệu quả xử lý của CPU thì dùng Cache để nạp các dữ liệu và chương trình thường xuyên được xử dụng trong BNC.

Kỹ thuật đan xen: BNC được chia làm rất nhiều khối nhỏ gọi là các băng và địa chỉ được gán qua các băng. Dữ liệu được lưu trên một dãy địa chỉ (theo chiều ngang) nhưng bộ nhớ được truy cập theo các băng nhớ (theo chiều dọc). Điều này cho phép truy xuất đồng thời đến một dải địa chỉ.

2.1.4 Các đơn vị băng từ

Băng từ là phương tiện lưu trữ trên một băng đã được nhiễm từ tính. Rẻ và dung lượng lớn. Băng từ được chi thành các khối và ngăng cách với nhau bởi các IBG (Inter – block -gap ).


Tính toán dung lượng:
Cho
Chiều dài bản ghi 80 byte
Hệ số khối (block) 100
Mật độ bản ghi 64 byte/mm
Khoảng cách giữa các khối (IBG) 15mm
Chiều dài băng từ 730 m

Tính số bản ghi tối đa trên 1 băng từ?

Bài làm

Hệ số khối là 100 → 100 bản ghi có thể lưu trên 1 khối.
Chiều dài bản ghi là 80 byte → Tổng số byte cho mỗi khối: 100(bản ghi/khối)*80(byte/bản ghi) = 8000 (byte/khối)
Mật độ bản ghi là 64 byte có lưu trữ trên 1mm
Chiều dài môt khối không tính IBG là 8000 (byte/khối) / 64(byte/mm) = 125(mm/khối)
Nếu tính IBG: 125 +15 = 140 (mm/khối)
Tổng số khối có thể lưu trên 1 băng từ là: 730.000 (mm)/ 140 (mm/khối) = 5214
Tổng số bản ghi có thể được lưu trữ trên 1 băng từ:
5214 * 100= 521400 bản ghi.


Tính toán hiệu năng

Tốc độ trao đổi dữ liệu 320 kbit/s
Chiều dài bản ghi 80 byte
Hệ số khối 100
Thời gian bắt đầu hay dừng lại 6ms

Thời gian trao đổi một khối dữ liệu? Thời gian yêu cầu để đọc một khối dữ liệu?

Bài làm:
Thời gian trao đổi dữ liệu một khối = (Chiều dài một khối) / ( tốc độ trao đổi dữ liệu).

Chiều dài khối = (Chiều dài bản ghi ) * (hệ số khối)
= 80 (byte/bản ghi) * 100 (bản ghi / khối) = 8000 ( byte/khối)
Thời gian trao đổi dữ liệu của một khối = 8.000 (byte/khối) / (320.000/s) = 25 (ms)

Thời gian yêu cầu để đọc một khối dữ liệu:

Thời gian yêu cầu để đọc một khối dữ liệu = (Thời gian bắt đầu) + (Thời gian trao đổi dữ liệu của một khối) = 6ms + 25 ms = 31 ms

2.1.5 Các đĩa cứng

- Đĩa cứng được cấu tạo từ các trụ (cylinder) và rãnh (track)
- Đĩa cứng loại cung (Sector) không có IBG

Đĩa cứng là một phương tiện truy cập tùy tiện và đọc ghi dữ liệu tốc độ cao, bao gồm 1 đến 10 đĩa tròn được phủ chất liệu từ ở mặt trước và mặt sau của đĩa, quay với tốc độ cao. Nếu chỉ có một đĩa nó được gọi là đĩa mềm.


Tính toán dung lượng

Cho 

Chiều dài bản ghi 250 byte
Hệ số khối     8
Số trụ trên đĩa 400
Số rãnh trên một trụ 19
Số byte trên một rãnh 13.000
Khoảng cách giữa các khối 135 byte

Bài làm

Chiều dài một khối là
chiều dài bản ghi * hệ số khối + Khoảng cách giữa 2 khối
= 250*8 + 135 = 2.135 (byte)

Số khối có thể lưu trên 1 rãnh là:
Chiều dài rãnh / chiều dài một khối = 13000/2.135 = 6

Tổng số bản ghi lưu trữ trên 1 rãnh
 Số khối * hệ số khối = 6*8 = 48

Tổng số bản ghi được lưu trữ trên một trụ:
 Số rãnh trên 1 trụ * số bản ghi trên 1 rãnh = 48*19 =912 (bản ghi)

Tổng số trụ cần để lưu trữ 100.000 bản ghi

(Tổng số bản ghi)/ Số bản ghi lưu trữ trên 1 trụ = 100.000/912 = 110




Tính toán hiệu năng:
Thời gian truy cập = Thời gian đợi + Thời gian trao đổi dữ liệu
                                = (Thời gian tìm kiếm + Thời gian trễ) + Thời gian trao đổi dữ liệu.

Thời gian đợi (Thời gian định vị + Thời gian trễ) đôi khi cũng được gọi là thời gian truy cập.


Thời gian tìm kiếm là thời gian trong đầu đọc/ghi di chuyển đến rãnh nơi đã có dữ liệu được lưu trữ.  (luôn được cho trước)
Thời gian trễ là thời gian cho đến khi dữ liệu cần đọc hoặc ghi chuyển đến vị trí đầu đọc. (Tối thiểu là 0 và tối đa là 1 vòng quay --> trung bình nửa vòng quay).

Đề bài:
Tính thời gian truy cập cho việc đọc dữ liệu bao gồm một khối (5000 byte):
Cho đĩa cứng có:
Số vòng quay của đĩa cứng: 2500 vòng/phút
Dung lượng trên 1 rãnh:  20000 byte
thời gian truy cập trung bình: 25ms

Bài làm
Tính toán thời gian trễ trung bình
Thời gian 1 vòng quay: 60.000 ms /2500 vòng = 24 ms/vòng.
Thời gian trễ = 1/2 Thời gian 1 vòng quay = 12 ms/vòng.

Tính toán tốc độ trao đổi dữ liệu 
Vì 1 vòng quay cho phép trao đổi dữ liệu trên 1 rãnh nên:
Tốc độ trao đổi dữ liệu: 20.000/24(byte/ms)

 Tinh toán thời gian trao đổi dữu liệu 
Kích thước: 5000 byte
Thời gian trao đổi dữ liệu = (Tổng dữ liệu cần trao đổi) / (Tốc độ trao đổi)
                                     = 5.000/(20.000/24) = 6(ms)

Thời gian truy cập
Thời gian truy cập = 25ms + 12 ms + 6ms



Tính toán dung lượng của ổ cứng dựa trên sector

- Sector  là cung hình quạt ở trên đĩa chia bởi các tia vẽ từ tâm của rãnh theo các phần bằng nhau.
- Vào/ra của phương tiện luwu trữ kiểu sector có thể được thực hiện theo đơn vị  sector và không sử dụng IBG.
- Mỗi sector có thể lấp đầy nhiều nhất bản ghi có thể và phần chia còn lại của sector thì không sử dụng.

2.1.6 Các thuật ngữ liên quan đến hiệu năng/RAID
Chú ý: Thi thường hỏi " Câu naoaf trong các câu sau phù hợp liên quan đến RAID..?"

Thời gian truy cập = Thời gian chờ + Thời gian trao đổi 
                                = (Thời gian tìm kiếm + Thời gian trễ ) + Thời gian trao đổi.


RAID (Redundant Array of Independent Disks)(Mảng dư thừa các đĩa độc lập) diễn tả bộ lưu trữ hỗ trợ, trong đó rất nhiều đĩa cứng làm việc song song và được điều khiển như thể chỉ có 1 đĩa cứng, vì vậy tốc độ vào ra được cải thiện và độ tin cậy được nâng cao.

RAID có 6 cấp:
RAID0 : Đây là phương pháp ghi các khối dữ liệu với một kích cỡ cố định trên nhiều ổ cứng. Truy cập không bị tập trung vào 1 đơn vị, --> Thời gian vào/ra được rút ngắn.

RAID1:Bằng cách lưu trữ dữ liệu giống nhau trên 2 đĩa--> An toàn dữ liệu.

RAID2, RAID3, RAID4:
Cùng với dữ liệu được lưu trữ trên đĩa cứng, có một đĩa được chỉ định là đĩa kiểm lỗi và ngăn ngừa lỗi. 
RAID2 có thể sửa lỗi. RAID3 và RAID4 có thể phát hiện lỗi nhưng không thể sửa lỗi.
RAID3 dữ liệu phân vùng theo các bit hoặc byte. RAID4 phân vùng dữ liệu theo khối.

RAID5: Ở đây mỗi khối dữ liệu được gán cho 1 giá trị parity (Chẵn lẻ). Dữ liệu và Parity được ghi trên những đĩa riêng biệt và lỗi trên một đĩa có thể phục hồi bằng cách lấy tổng loại trừ các khối khác.  (T101)

Ngoài ra còn có RAID6 cũng làm parity như RAID5 nhưng mà RAID6 có thể phục hồi dữ liệu khi 2 đĩa bị hỏng.

2.1.7 Thiết bị lưu trữ ngoài/Các đơn vị vào ra

Chú ý: Trong các câu hỏi thi thường liên quan đến kết hợp giữa giao tiếp vào ra và phương pháp truyền dữ liệu
Thiết bị lưu trữ ngoài : DVD, CD, Đĩa quang từ (MO), Đĩa mềm, Đĩa cứng, DAT
Thiết bị vào: chuột tablet, OCR, ỎMR, Đọc mã vạch, Máy quét ảnh
Thiết bị ra:Màn hình, Printer

Các phương pháp truyền dữ liệu:
  • Truyền nối tiếp là phương pháp truyền 1 bit ở 1 thời điểm
  • Truyền song song là phương pháp truyền các bit dữ liệu một cách song song.

Giao tiếp vào ra
Các loại sử dụng Nối tiếp:  USB, RS-232C, IEE1394.
Các loại sử dụng song song: SCSI, Centronics, GPIB.
Thứ tự kết nối: IEE1394, USB, GPIB, Centronics, SCSI, RS-232C.

2.2 CÁC HỆ ĐIỀU HÀNH

2.2.1 Cấu hình và các mục  tiêu của hệ điều hành
Chú ý:Câu hỏi liên quan đến khái niệm
Cấu hình của hệ điều hành:
Hệ điều hành là một phần mềm cơ sở mà điều khiển hoàn toàn và quản lý toàn bộ các hoạt động của phần cứng và phần mềm của một hệ thống máy tính
Vai trò:
- Chương trình điều khiển:
  • Quản lý công việc - Quản lý dữ liệu - Quản lý hoạt động
  • Quản lý truyền thông - Quản lý tác vụ
  • Quản lý bộ nhớ - Quản lý dỗi,...
- Chương trình dịch vụ:
  • Bộ soạn thảo liên kết, Chương trình trộn sắp xếp
  • Bộ sinh mã hệ thống, Bộ soạn thảo văn bản
  • Chương trình chuyển đổi phương tiện, Chương trình gỡ lỗi, hỗn hợp
- Bộ xử lý ngôn ngữ
  • Trình biên dịch- Chương trình hợp ngữ- Trình thông dịch - Bộ sinh mã hỗn hợp
Mục đích:
  • Sử dụng hiệu quả các tài nguyên phần cứng.
    • Lập trình đa xử lý: Là một cơ chế trong đó các chương trình được xử lý qua lại trên một CPU để nó có thể xuất hiện mặc dù nhiều chương trình đang hoạt động cùng lúc.
    • Chức năng lưu trữ ngoài (Spooling): Là kỹ thuật sử dụng các đĩa cứng tốc độ cao như một khối vào / ra. Ví dụ: Việc trực tiếp in trên một máy in tốc độ thấp sẽ làm chậm tốc độ xử lý. Thay vào đó các kết quả xuất ra có thể ghi vào một đĩa cứng tốc độ cao trước và sau đó một chương trình phục vụ, chỉ quan tâm đến xuất dữ liệu thực hiện in khi CPU không bận.
  • Đáp ứng các chế độ xử lý khác nhau
    • Xử lý khối, xử lý thời gian trực tuyến.
  • Đảm bảo tính tin cậy và an toàn
    • Cải tiến chỉ số RASIS : Reliability, Availability, Serviceability, Integrity, Security.
  • Giảm tải của phần mềm ứng dụng
    • Bộ nhớ ảo: là kỹ thuật để mở rộng dung lượng của bộ nhớ chính để các chương trình lớn có thể được nạp vào trong bộ nhớ chỉ một lần. 
    • Quản lý thư viện: Đây là một chức năng mà tích lũy một cách hệ thống các chương trình thô sơ, các chương trình bổ trợ, các mô-Đun tải, các chương trình được phát triển. Cho phép quản lý tích hợp các tài nguyên phần mềm mà được quản lý riêng lẻ.
  • Hỗ trợ vận hành và điều khiển máy tính.
    • Xử lý liên tiếp, lưu trữ dữ liệu thao tác
 2.2.2 Quản lý công việc
Công việc là các đơn vị tác vụ được đưa ra trong máytính bao gồm nhiều chương trình (các bước công việc).
Bộ lập lịch: Quản lý thứ tự thực hiện công việc
  • Lập lịch chủ: Giao tiếp với người thao tác
  • Lập lịch công việc: Quản lý sự tiếp nhận, chọn lựa, khởi đầu và kết thúc các công việc.
Bộ đọc: Đọc các công việc
Bộ khởi tạo: Chuẩn bị cho việc bắt đầu các công việc chương trình.
Bộ kết thúc: Thu dọn sau khi kết thúc các công việc, chương trình
Spooling: Quản lý đầu vào cho các công việc, quản lý đầu ra cho các kết quả xử lý.
                  Spooling là chức năng vào/ra của các công việc độc lập của các chương trình. Các kết quả xuất đến các khối tốc độ thấp như máy in, đầu tiên được lưu trữ trong một tệp spool. Sau đó, khi chương trình kết thúc, kết quả đầu ra được in trên máy in từ tệp spool bởi chương trình dịch vụ của hệ điều hành.

Thủ tục phân loại: Hỗ trợ thực thi các công việc.

Chú ý: phần thi quản lý công việc thường liên quan đến khái niệm spooling.

2.2.3 Quản lý tác vụ
 Chú ý: Biểu đồ sau luôn xuất hiện trong các bài thi


1.Một tác vụ được tạo ra sẽ được đặt vào trong hàng đợi tác vụ --> chuyển tới trạng thái ready (sẵn sàng).
2. Để thực thi, tác vụ được chuyển tới trạng thái Running(chạy) thông qua tác vụ Dispatcher(gửi) --> chuyển tới trạng thái running.
3. Hết thời gian cho phép, tác vụ thoát khỏi trạng thái Running để nhường cho một tác vụ khác ưu tiên cao hơn --> Chuyển đến trạng thái ready.
4. Rút khỏi một lệnh vào/ra --> chuyển đến trạng thái waiting (đợi).
5. Trạng thái đợi được thực hiện lần nữa sau khi hoàn thành vào/ra --> chuyển đến trạng thái sẵn sàng.
6. Tất cả các quá trình được hoàn thành --> Tác vụ được kết thúc.

2.2.4 Quản lý tệp dữ liệu
Chú ý: Phần này tập trung vào phần tổ chức tệp , cần nắm được các đặc trưng của các phương pháp tổ chức tệp

Là một chức năng của hệ điều hành. Nó là một chương trình điều khiển quán lý các dữ liệu vào và ra. Nó cung cấp các phương pháp tổ chức tệp khác nhau như tổ chức tuần tự, tổ chức trực tiếp, tổ chức chỉ số. Nó giống như cầu kết nối giữa các tệp logic được xử lý trong một chương trình và các tệp vật lí có cấu trúc khác nhau.


Các phương pháp truy cập:
  •  Truy cập tuần tự: Xử lí các tệp tuần tự từ điểm bắt đầu
  •  Truy cập trực tiếp: Xử lí trực tiếp một bản ghi cụ thể.
  • Truy cập động: Sử dụng truy cập trực tiếp để tìm và định vị một bản ghi, sau đó sử dụng truy cập tuần tự.
Tổ chức tệp:
  • Các tệp tổ chức tuần tự
    • Các bản ghi trong một tệp được lưu trữ tại những vị trí liên tiếp nhau theo trật tự nào đó. 
    • Các loại tệp này thường thấy ở hầu hết các thiết bị lưu trữ như băng từ, đĩa cứng, đĩa mềm. 
  • Các tệp tổ chức trực tiếp
    • Địa chỉ lưu trữ trên phương tiện lưu trữ được tính toán dựa trên giá trị khóa để tìm ra địa chỉ mỗi bản ghi và bản ghi được lưu tại vị trí đó.
    • Do đó để truy cập một bản ghi đầu tiên phải tính địa chỉ lưu trữ theo cùng một công thức và bản ghi được đọc tại địa chỉ lưu trữ đó
    • Có những trường hợp khóa khác nhau cho ra cùng 1 địa chỉ khác nhau khi đó bản ghi trước được gọi là bản ghi chính, bản ghi sau gọi là bản ghi đồng nghĩa.
  • Các tệp tổ chức theo chỉ số
    • Mỗi tệp sẽ có một chỉ số và chúng được tổ chức để người sử dụng có thể truy cập đến các bản ghi bằng cách tìm địa chỉ của các bản ghi đó qua chỉ số tệp.
    • Có thể dùng kết hợp 3 phương pháp truy cập đã nêu ở trên.
  • Các tệp tổ chức phân vùng
    • Trong các tệp này, các tệp tổ chức tuần tự được gộp lại vào các đơn vị gọi là các thành viên, mỗi thành viên được cung cấp một tên. Sau đó mỗi thư mục chứa các thanh viên đó và địa chỉ đầu của chúngđược tạo ra. 
    • Mỗi thành viên được xem như một tập các tệp tổ chức tuần tự.
    • Sử dụng phương pháp truy cập trực tiếp để tìm thấy sự bắt đầu của một thành viên và phương pháp truy cập tuần tự để xác định bản ghi.
Hệ thống phân cấp:
Chú ý: phần thi liên quan đến :chọn một đường dẫn tuyệt đối hoặc một đường dẫn tương đối" 
Ví dụ:
Đường đẫn tuyệt đối: /DIR3/file1( Ký tự "/" đầu tiên chỉ thư mục gốc)
Đường dẫn tương đối: 
Đây là đường dẫn của file2 khi thư mục hiện thời là  "DIR2":    DIR4/file2
Đây là đường dẫn của file2 khi thư mục hiện thời là "DIR4" :     file2
2.2.5 Quản lý bộ nhớ
 Quản lý bộ nhớ đem lại hiệu quả sử dụng bộ nhớ cao nhất cũng như hạn chế việc thiếu hụt dung lượng bộ nhớ. 
Hệ thống bộ nhớ thực
Đây là một hệ thống mà quản lý không gian vật lý của bộ nhớ chính.
Bộ nhớ thực có thể điều khiển bằng nhiều cách như sau:
  • Phương pháp phân vùng: Chi BNC thành nhiều phân vùng nơi mà chương trình được nạp. Có thể xảy ra hiện tượng phân mảnh, thừa dung lượng nhưng chương trình không thể lưu trữ.
  • Hoán đổi (roll-in/roll-out): Là việc chương trình thực hiện chuyển đổi thứ tự sau và trước giữa bộ nhớ chính và bộ nhớ ngoài. Nếu một chương trình được đưa vào có quyền ưu tiên cao hơn quyền ưu tiên của chương trình thực thi hiện thời, thì chương trình mới ngay lập tức được nạp vào bộ nhớ chính và được thực thi. Nếu bộ nhớ chính không còn không gian, thì một chương trình cũ bất kỳ sẽ được đưa ra bộ nhớ ngoài. 
    • Có thể xảy ra giảm hiệu năng hệ thống do chuyển đổi quá nhiều 
  • Bố trí lại: là chức năng trong đó một chương trình đã được đăng ký một vùng và được lưu trữ lại ở một vùng nhớ khác.
  • Phương pháp ghi đè:
    • Giới hạn vật lý cuả bộ nhớ chính có thể được loại bỏ nhờ vào việc các chương trình được phân thành các đơn vị đoạn và chỉ có các đoạn cần thiết được nạp vào bộ nhớ chính để thực thi. Toàn bộ chương trình được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài, bộ nhớ chỉ chứa các đoạn thường sử dụng. Các đoạn không bao giờ được sử dụng được nạp ở BNN và được gọi khi cần.
Bộ nhớ ảo:
  •     Bộ nhớ ảo cung cấp một dung lượng lớn  không gian lưu trữ mà không quan tâm đến kích thước của bộ nhớ chính. Các chương trình được lưu trữ trong bộ nhớ ảo (thường trong bộ nhớ ngoài) và chỉ các phần cần thiết để thực thi mới được nạp vào bộ nhớ chính. 
  • Khi chương trình được nạp vào bộ nhớ ảo, các lệnh và dữ liệu được cấp các địa chỉ ảo, cái mà cần thiết phải biến đổi sang ác địa chỉ thực (các địa chỉ trong bộ nhớ chính) cho việc thực thi của chương trình. Phép biến đổi này được thực hiện bằng phần cứng gọi là bộ dịch địa chỉ động DAT (Dynamic address Translator).
  • Các phương pháp 
    • Phân trang:
      • Chương trình được phân thành các khối kích thước cố định gọi là các trang, mỗi trang sẽ trở thành một khối để nạp vào bộ nhớ thực.
      • Các trang được quản lý bởi bảng phân trang, mỗi mục sẽ là 1 trang trong BNA và mỗi mục có 1 bit dấu (0 là có tồn tại trong Bộ nhớ thực , 1 là không tồn tại trong bộ nhớ thực).
    • Phân đoạn:
      • Khác với phân trang ở chỗ các chương trình và tập hợp logic của dữ liệu xem như là các đoạn chứ không có kích thước cố định như phân trang. Các địa chỉ ảo bao gồm số hiệu đoạn và các địa chỉ trong đoạn đó.
      • Vì một chương trình được coi là 1 đoạn nên chúng có thể coi là thủ tục con. Tuy nhiên kích thước khác nhau --> khó khăn cho việc quản lý --> hiệu năng giảm.
    • Kết hợp
      • Các đoạn sẽ được phân nhỏ hơn thành các trang. Địa chỉ thật được truy cập theo trật tự "đoạn --> trang --> độ dịch chuyển tương đối trong trang"'.
- Giải thuật chọn trang: Khi phân trang thường xuyên --> thời gian thực thi chương trình điều khiển tăng --> giảm hiệu quả thực hiện (Hiện tượng slashing).  Cần lựa chọn trang khi thực thi.   Cần sử dụng giải thuật LRU (Trang được sử dụng gần nhất- Ví dụ: https://www.youtube.com/watch?v=I9_BpSXBodU) và FIFO (ví dụ https://www.youtube.com/watch?v=KejyTiATz18)

2.3 KỸ THUẬT CẤU HÌNH HỆ THỐNG
2.3.1 Các hệ thống khách chủ
Chú ý: Có nhiều câu hỏi thi về kiến thức hệ thống khách/chủ. Hầu hết trong số đó là về vai trò của máy khách hoặc máy chủ. 
 Client Server System (CSS)  hệ thống máy tính trong đó sử dụng một mạng để xử lý phân tán. CSS bao gồm máy chủ và máy khách. 
Máy chủ cung cấp các dịch vụ xử lý như quản lý tệp, quản lý cơ sở dữ liệu, sửa đổi và cung cấp dữ liệu, điều khiển in ấn và các chức năng giao tiếp, được yêu cầu bởi máy khách.
Máy khách gửi yêu cầu dịch vụ đến máy chủ, nhận các kết quả dữ liệu được xử lý bởi máy chủ và hiển thị các kết quả đó.
Các loại máy chủ:
  • Máy chủ tệp
  • Máy chủ cơ sở dữ liệu
  • Máy chủ in
  • Máy chủ giao tiếp: Cung cấp chức năng giao tiếp với bên ngoài sử dụng kết nối mạng.
Ưu điểm
  • Khi các xử lý diễn ra tại máy khách, việc phản hồi sẽ nhanh hơn
  • Các chi phí cho toàn bộ hệ thống thông tin có thể được giảm, đạt được tỉ lệ chi phí/hiệu năng tốt.
  • Các chức năng máy chủ chuyên dụng cung cấp cho hệ thống hiệu năng và hiệu quả kinh tế cao hơn.
  • Dễ dàng mở rộng, các máy khách và máy chủ có thể được thêm vào một cách linh hoạt.
Nhược điểm:
  • Cần có người quản trị máychủ
  • Hiệu năng giảm khi chỉ sử dụng tập trung các máy chủ chuyên dụng
  • Hiệu năng của toàn hệ thống phụ thuộc vào hiệu năng của mạng.
2.3.2 Các cấu hình hệ thống:

  • Hệ thống đơn công:
    • Hệ thống chỉ gồm 1 CPU => khả năng xử lý và tính tin cậy kếm hơn so với các cấu hình khác. Nhưng kinh tế hơn.
    •  DCE --- CCU --- CPU ---DISC
  • Hệ thống song hành:
    • Hệ thống gồm 2 CPU cùng thực hiện một xử lý và so sánh kết quả xử lý đó với nhau. 2 CPU cùng thực hiện một xử lý và so sánh kết quả với nhau. 
    • Cấu hình này được ứng dụng khi việc xử lý đòi không không được phép dừng, thậm chỉ chỉ một lúc. --> khi 1 CPU bị lỗi, hệ thống ngắt CPU lỗi đó và tiếp tục xử lý trên CPU còn lại. --> TIn cậy cao--> Đắt.
    •                     |-------CPU------
    • DCE --- CCU                     |-----DISC
    •                     |-------CPU------ 
  • Hệ thống kép
    • Hệ thống có 2 CPU, trong đó hệ thống chính được sử dụng cho xử lý trực tuyến còn hệ thống thứ hai được sử dụng cho các xử lý quyền ưu tiên thấp hơn. Nếu hệ thống chính bị lỗi --> chuyển sang hệ thống phụ. --> Tin cậy thấ hơn hệ thống song hành --> CHi phí rẻ hơn.
    •        |-------CCU---------CPU--------|
    • DCE                                          |--------DISC
    •        |-------CCU---------CPU--------|
  •  Hệ thống đa bộ xử lý:
    • Trong hệ thống này nhiều bộ CPU và CCI cùng nhau chia sẻ và xử lý tác vụ vì thế cấu hình hệ thống có hiệu năng xử lý cao.
    • 2 loại:
      • LCMP (Loosely Coupled Multiprocessors )- Hệ thống  cặpđôi lỏng lẻo, trongđó nhiều hệ thống máy tính đượcđiều khiển bởi các hệ điều hành riêng biệt.
      • TCMP (Tightly Coupled Multiprocessors) - Hệ thống cặp đôi chặt chẽ. Trong đó BNC cùng được điều khiển bởi 1 hệ điều hành và sử dụng chung 1 BNC.
      • TCMP: 
      •                            |---------CPU--------|
      •                            |                         |     
      • DCE----CCU-----|            MM          |------DISC
      •                            |                         |
      •                            |----------CPU-------| 
      •  
Chú thích: CCU (Communicaiton control Unit) Là khối điều khiển thu và phát dữ liệu thực hiện điều khiển lỗi và phân tích các ký tự.
DISC: Thiết bị lưu trữ ngoài.

2.3.3 Xử lý tập trung và  xử lý phân tán
Chú ý: Nhiều câu hỏi thi yêu cầu chỉ ra các đặc trưng của xử lý tập trung và xử lý phân tán.
  •  Xử lý tập trung là môt cấu hình hệ thống trong đó một máy tính được kết nối với nhiều thiết bị cuối và máy tính đó một mình thực hiện tất cả các xử lý. 
    • Ưu điểm: 
      • Dễ dàng cải thiện chi phí/hiệu năng.
      • Vận hành bao trì cần ít nhân viên hơn
      • Độ an toàn cao
    • Nhược điểm:
      • Khả năng mở rộng kém để thích hợp với các công nghệ mới
      • Dễ xảy ra tắc nghẽn.
      • Chi phí cho hệ điều hành là rất quan trọng.
      • Khôi phục một lỗi máy chủ sẽ tiêu tốn thời gian.
      • Một hỏng hóc có thể gây ảnh hưởng xâu rộng
  • Xử lý phân tán:
    • Là cấu hình hệ thống trong đó nhiều máy kết nối với nhau qua một mạng để thực hiện việc xử lý. 
    • Ưu điểm:
      • Các trách nhiệm quản lý rõ ràng. 
      • Ảnh hưỡng lỗi hệ thống chỉ mang tính cục bộ
      • Bảo trì dễ
      • Có tính kinh tế vì chỉ cần khối cần thiết được cài đặt.
    • Nhược điểm:
      • Trạng thái thực tế khó nắm bắt
      • Khó xác định lỗi ngay
      • Hiệu năng mạng ảnh hưởng lớn
      • Dễ xảy ra không nhất quán dữ liệu.
      • Các khối riêng biệt được quản lý lỏng lẻo.
    • Các loại phân tán:
      • Phân tán chức năng theo chiều ngang: Phân loại theo kiểu ứng dụng và kiểu dữ liệu.
      • Phân tán tải theo chiều nganh: Nhiều máy tính cùng thực hiện chung 1 xử lý. 1 máy hỏng chuyển yêu cầu cho các máy tính khác.
      • Phân tán chức năng theo chiều dọc.
2.3.4 Phân lọai theo chế độ xử lý 

 - Xử lý theo khối  dữ liệuđược gộp chung lại sau một thời gian  mới xử lý trong 1 lần.
 - Xử lý thời gian thực  dữ liệu được xử lý ngay lúc yêu cầu và trả về ngay kết quả

2.4 Hiệu năng và sự tin cậy của hệ thống

Để đánh giá các hệ thống máy tính, nhiều phương pháp khác nhau đã được đưa ra.

2.4.1 Các chỉ số hiệu năng   
Chú ý: Câu hỏi thường hay cho ở phần tính giá trị MIPS
  • Thời gian đáp ứng: Là khoảng thời gian từ hoàn thành quá trình nhập từ một đầu vào đến lúc bắt đầu quá trình xuất từ một đầu ra.
  • Thông lượng: Là số lượng công việc có thể xử lý bởi một hệ thống máy tính trong  một khoảng thời gian nhất định hoặc là số lượng thời gian để xử lý một công việc nào đó.
  • Thời gian quay vòng
  • Hỗn hợp lệnh:
    • Là sự kết hợp giữa phần cứng và hệ thống máy tính. Phần cứng tốt nhưng hệ thống kém thì tốc độ cũng chậm.
    • Đơn vị đo MIPS (Million Instruction Per Second) Chỉ số hiệu năng miêu tả số lệnh máy trong một giây theo đơn vị triệu (10^6)
  • Cho :
    • Nhóm lệnh A: Tốc độ thực hiện 0.1 ms Với Tần số xuất hiện 40%.
    • Nhóm lệnh B: Tốc độ thực hiện 0.2 ms với Tần số xuất hiện 30%.
    • Nhóm lệnh C: Tốc độ thực hiện 0.5 ms với Tần số xuất hiện 30%.
    • Tính thời gian thực hiện lệnh trung bình?
               Giải:
 0.1*(10^-6)*0.4 + 0.2 * (10^-6)*0.3 + 0.5*(10^-6)*0.3 = 0.25*(10^-6) giây /lệnh.
--> Số lệnh thực hiện trong 1 giây là = 1/ (0.25*10^-6) = 4 * 10^6 (lệnh/giây) = 4 MIPS.

Chỉ số Benchmark: Chỉ số được sử dụng để so sánh và đánh giá hiệu năng toàn diện của các máy tính.

2.4.2 Tính tin cậy
Chú ý: Nhớ RASIS ý nghĩa của các từ này
Các chỉ số tin cậy:
  • RASIS (Reliability-Avalability - Serviceability-Integrity-Security)
  • Đường cong Bathub: là đồ thị chỉ ra mối quan hệ giữa xác suất lỗi và thời gian giống với hình dạng của cái bồn tắm. Lỗi nhiều ở đầu và cuối quá trình vận hành.
Các ký thuật thiết kế độ tin cậy:
  • Fail-Soft: Xảy ra lỗi bộ phận bị lỗi được ngắt khỏi hệ thống và hệ thông tiếp tục hoạt động với hiệu năng thấp hơn.
  • Fail-Safe: Lỗi xảy ra hệ thống khóa các chức năng của một hệ thống và tập trung xử lý lỗi.
2.4.3 Tính khả dụng
Chú ý: Tính khả dụng luôn thi
MTBF (Mean Time Between Failures) là thời gian hệ thống hoạt động tiếp tục không có lỗi.
MTTR (Mean Time To Repair) là thời gian hệ thống được sửa chữa lỗi.
Tính khả dụng: A = (MTBF) / (MTBF+ MTTR).
 Nối tiếp: Tính khả dụng = P1*P2*P3
Song song: Tính khả dụng của toàn bộ hệ thống:
= 1- (Xác suất tất cả các khối cùng hỏng đồng thời)
= 1- (Xác xuất khối 1 hỏng)*(Xác suất khối 2 hỏng)*(Xác suất khối 3 hỏng) 
= 1- (1-P1)*(1-P2)*(1-P3)

Ví dụ: Tính khả dụng của hệ thống A và B là 2 khối mỗi khối có tính khả dụng là 0.97. Toàn bộ được xem  là hoạt động nếu ít nhất 1 trong 2 khối hoạt động/ Hình:
   -------A-------
--|                  |--
   -------B-------
Tính khả dụng = 1- (1-0.97)*(1-0.97)= 0.9991


 2.5 Các ứng dụng hệ thống

Internet: Là một tập hợp của các mạng trên toan thế giới kết nối với nhau thông qua giao thức TCP/IP.
Intranet: Mạng nội bộ trong phạm vi một công ty ứng dụng công nghệ của Internet.
Extranet: là một mạng Intranet mở rộng của nhiều công ty.Nhiều Intranet --> Nhiều Extranet --> Internet.


Trung tâm dữ liệu: là một CSDL lớn của toàn công ty hỗ trợ việc ra quyết định.
Khai thác dữ liệu: là phát hiện ra những xu hướng và mô hình để từ đó lập ra gả thuyết.
Chợ dữ liệu: là CSDL được trích ra từ trung tâm dữ liệu.
OLAP (Online Analytical Processing: Xử lý phân tích trực tuyếnuyến) là ứng dụng phân tích trong đó nguwoif dùng cuối phát hiện ra các vấn đề và  giải pháp của ván đề đó bằng cách trực tiếp tìm kiếm và tổ chức một cơ sở dữ liệu.
OLTP (Online Transaction Process: Xử lý giao dịch trực tuyến) là chế độ xử lý mà thông điệp được gửi đến máy tính chủ xử lý từ nhiều thiết bị cuối, thông điệp sẽ được xử lý thông qua việc truy cập đến hàng loạt csdl và trả lại kết quả ngay lập tức.